Diệt Đế
Trạng thái chấm dứt mọi khổ đau đó là tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự, là một sự thật. Trong tâm bất động như vậy có một niềm vui an lạc mà không có dục.Khi thân tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa là tâm đã giải thoát.
Chân lý thứ ba Diệt Đế là trạng thái “bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”, khi ngồi im lặng rồi lắng nghe thì thấy tâm hiện ra trạng thái đó ngay liền, nhưng nếu chỉ còn có một niệm tham, sân, si, mạn, nghi khởi lên thì ngay tức khắc trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự đó liền mất. Diệt Đế là Niết Bàn, là trạng thái tâm diệt dục, chân lý thứ ba trong sự tu tập đi trên đường giải thoát. Người tu giải thoát không có đi về đâu, không có cõi Niết Bàn để đi. Trạng thái tâm ly dục ly ác pháp là cảnh giới của người đã giải thoát ở đó.
Một trạng thái giải thoát thật sự rất cụ thể, rõ ràng, không mơ hồ, trừu tượng, mà mọi người ai cũng nhận ra được bằng ý thức của mình. Diệt đế là chỉ cho tâm bất động trước các pháp ác và các cảm thọ; là một đời sống bình an và hạnh phúc không còn khổ đau nữa. Đó chính là mục đích giải thoát của Phật giáo rõ ràng và cụ thể. Diệt đế là trạng thái diệt hết nguyên nhân sinh ra mọi thứ khổ đau, cho nên khi nào tu tập đoạn diệt hết tâm dục tức là diệt hết lòng ham muốn, diệt hết lòng tham muốn tức là tâm bất động.
Tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ tức là vô tướng tâm định. Trong vô tướng tâm định không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Do ba lậu hoặc này không có nên gọi là vô tướng tâm định. Vô tướng tâm định tức là tâm không phóng dật. Diệt Đế là chân lí, vì - Thứ nhất là kinh thường nhắc đến Bốn Chân Lí của Phật giáo.
- Thứ hai là kinh đã xác định Diệt Đế là diệt hết lòng ham muốn.
- Thứ ba là kinh đã chỉ định trạng thái hết lòng ham muốn.
Đó là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
- Thứ tư là trạng thái tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Bốn điều này nếu người nào chưa tu cũng nhận ra được, đó là một trạng thái thật sự của con người, chứ không phải là cảnh giới bên ngoài.
Bởi vậy ba cấp và tám lớp tu học của Phật giáo giúp cho mọi người ly dục, từ bỏ ác pháp, diệt tâm tham, sân, si, mạn, nghi để dẫn đến trạng thái Diệt Đế như trên.
Gợi ý
-
Diệt
là làm cho tiêu mất, làm cho chết, làm cho tiêu diệt, làm cho không còn, không tồn tại. Diệt cũng có nghiã là đóng lại, làm cho ngưng hoạt động, dừng lại.
-
Diệt các hành
Muốn diệt các hành là phải giữ gìn tâm Bất Động bằng pháp Như Lý Tác Ý và thông suốt Giới Luật Đức Hạnh.
-
Diệt cảm thọ
là diệt cả hai ÁI (ái lạc và ái khổ). Khi duyên ái bị diệt thì tâm ham muốn ưa thích không còn. Diệt duyên cảm thọ phải có đầy đủ ý chí và nghị lực, chỉ dành cho người có ý chí dũng mãnh kiên cường, chẳng hề nao...
-
Diệt duyên Ái
Khi Cảm Thọ diệt thì Ái diệt. Do các Cảm Thọ có mà Ái mới có. Chúng ta phân biệt và cảm nhận được các Cảm Thọ. Ái có hai: 1- Ái Lạc có nghĩa là ưa thích, ham muốn, thương mến, dính mắc, chấp trước, luôn luôn chạy theo...
-
Diệt duyên Cảm Thọ
có hai phương pháp diệt duyên Cảm Thọ: 1- Tâm bất động. 2- An trú tâm trong Hơi Thở bằng Định Niệm Hơi Thở hay pháp Thân Hành Niệm. An trú tâm trong Hơi Thởhoặc bằng tâm bất động, pháp nào hợp với đặc tướng của mình thì tu tập...
-
Diệt duyên Lục Nhập
Muốn diệt duyên Lục Nhập thì phải biết cách phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý và ngăn chặn sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Muốn giữ gìn sáu căn, sáu trần, trước tiên phải phòng hộ và sau đó mới ngăn chặn.Phòng hộ thì có Hạnh...
-
Diệt duyên Sanh
Muốn diệt duyên Sanh thì có ba giai đoạn: 1.- Phải buông xả sạch tất cả vật chất chung quanh ta, chỉ còn sống một đời sống như Đức Phật ngày xưa. 2.- Phải chọn một chỗ thanh vắng yên tịnh như: một gốc cây có bóng mát, một đống...
-
Diệt Duyên Vô Minh
Muốn đoạn trừ khổ đau thì phải đoạn trừ Vô Minh. Muốn đoạn trừ Vô Minh thì phải triển khai tri kiến, phải học Giới Luật Đức Hạnh và Nhân Quả. Diệt Vô Minh bằng ngưng các Hành. Hành diệt thì Vô Minh diệt.Vậy diệt các Hành như thế nào?...
-
Diệt Duyên Xúc
Diệt duyên Xúc bằng cách phòng hộ sáu căn, tìm cách tránh sáu trần bằng phương pháp sống Độc Cư một mình. Khi sáu căn phóng ra tiếp xúc sáu trần thì Tác Ý cho sáu căn quay vào trong thân. Câu tác ý rất đơn giản như sau: 1-...
-
Diệt ngã
Diệt ngã là lấy lỗi người tự sửa lỗi mình, hoặc ngừa lỗi mình để tiến tu, diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp. Trực tiếp ngay lỗi mình, cũng phải tự quán xét, tự nhận ra lỗi mình, tự nhận ra điều sai quấy để sửa mình,...
-
Diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp
Tất cả các pháp xả tâm chỉ có giới luật đức hạnh diệt ngã xả tâm là con đường tu của Phật giáo, ngoài giới luật đức hạnh thì không có pháp nào diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp tốt nhất. Trong đạo Phật chỉ có giới...
-
Diệt nghiệp
là làm chủ thân tâm.
-
Diệt nghiệp đoạn ái
Diệt nghiệp là làm chủ thân tâm; đoạn ái là chấm dứt tái sanh luân hồi.
-
Diệt niệm
diệt niệm của Tiểu Thừa là diệt niệm ác, còn niệm thiện không diệt, cho nên Tứ Chánh Cần dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”. Trong kinh Pháp Cú dạy: “Chư ác mạc tác chúng thiện phụng hành”, hoặc: “Thấy lỗi mình không thấy...
-
Diệt tầm
(nhưng chưa diệt tứ) do tu tập giới luật. Diệt tầm tức là không vọng khởi, không phải diệt tầm tứ theo kiểu Nhị Thiền.
-
Diệt Tầm Tứ
là diệt ý thức của mình không cho nó hoạt động, khi đó thì trời sét đánh không nghe, bởi đang ở trong một trạng thái hỷ lạc do sức định của Nhị Thiền sinh ra. Như vậy khi nhập Nhị Thiền thì ý thức phải ngưng hoạt động hoàn...
-
Diệt tầm tứ ác
phải tu tập phòng hộ sáu căn, thiểu dục tri túc, ăn ngủ không được phi thời, tu Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, tu Định Vô Lậu (ly dục ly ác pháp), Tu tập Tứ Chánh Cần ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp.Muốn diệt tầm...
-
Diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền
Diệt tầm là tâm không; diệt tứ là thân không. Khi diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền, rời sét đánh không nghe vì đang ở trong một trạng thái hỷ lạc do sức định của Nhị Thiền sinh ra.
-
Diệt tầm tứ thiện
phải tu Định Niệm Hơi Thở, định diệt tầm giữ tứ, tu tập pháp hướng tâm, tu tập định diệt tứ. Muốn diệt tầm tứ, chỉ có Tứ Thần Túc thì diệt tầm tứ rất dễ dàng, ngoài Tứ Thần Túc diệt tầm tứ rất khó khăn.
-
Diệt Tận Định
là một loại thiền định bất động cả thân lẫn tâm vì khi nhập thiền này thì các cảm thọ và các tưởng đều diệt cho nên thân ngồi bất động.